Mình sẽ hướng dẫn cách đăng ký tài khoản BunnyCDN. Và sau đó sẽ là cách cài đặt Bunny CDN cho website WordPress của bạn!
Bunny CDN cho miễn phí 14 ngày dùng thử với 1000 GB, chỉ với Email, không cần Visa, nên bạn có thể thoải mái trải nghiệm dịch vụ CDN ở đây.
Tại sao chọn BunnyCDN?
Phí thấp
BunnyCDN chỉ yêu cầu nạp vào 1 khoản tiền tối thiểu là 10$/năm. Số tiền này không phải là phí duy trì tài khoản, mà nó sẽ trừ vào lượng băng thông CDN sẽ sử dụng.
Và bạn sử dụng thêm bao nhiêu băng thông, thì sẽ tính phí bấy nhiêu. (Dùng mấy trả mấy đó).
Đây là một mức phí rất thấp, so với nhiều dịch vụ CDN khác: KeyCDN (40$), StackPath (75$), Cloudfront (85$), CDN77 (49$)…
Bảo vệ băng thông
BunnyCDN có hệ thống kiểm tra và giới hạn băng thông từ các nguồn truy cập không mong muốn, giúp bạn giảm đáng kể chi phí không cần thiết.
35 Datacenter
BunnyCDN có 35 Datacenter tại 05 châu lục, đặc biệt có cả Hong Kong, Singapore hoặc Tokyo. Rất thích hợp nếu bạn sử dụng hosting tại US.
Miễn phí SSL
SSL miễn phí cho CDN với chỉ 1 Click 🙂
Và rất rất nhiều tính năng khác
Bạn có thể xem thêm toàn bộ tính năng của BunnyCDN tại đây
Hướng dẫn đăng ký BunnyCDN
BunnyCDN cho phép người dùng mới 14 ngày dùng thử miễn phí với 1000 GB băng thông, đăng ký chỉ với 2 bước đơn giản, và không cần khai báo VISA hoặc Paypal.
1. Truy cập vào BunnyCDN.com và điền thông tin tài khoản
Email Address: Địa chỉ email của bạn
Password: Mật khẩu bạn muốn tạo cho tài khoản BunnyCDN
Đánh dấu vào I agree with the terms of services & acceptable use policty
Rồi bấm Create Account
2. Xác nhận Email
Truy cập vào Email, bạn sẽ thấy có một email gửi từ BunnyCDN với tiêu đề là “Confirm your BunnyCDN account”
Mở email và bấm vào Confirm Account
Email đã được xác minh. Bấm vào Go to dashboard để tới trang quản lý và bắt đầu cài đặt BunnyCDN
Cài đặt CDN BunnyCDN
1. Tạo Pull Zone
Bấm vào ADD PULL ZONE
Điền tên Pull Zone và Tên miền của website cần cài đặt CDN.
Mình sẽ lấy ví dụ với:
- Pull Zone Name: cdnthemevi
- Tên miền cài CDN (Origin URL): https://de-mo.xyz
Pricing Zones là giá băng thông theo từng khu vực. Nếu truy cập vào website của bạn không đến từ Châu Lục nào, hãy bỏ đánh dấu châu lục đó.
Sau đó bấm ADD PULL ZONE
Và tên miền CDN của bạn sẽ có dạng cdnthemevi.b-cdn.net
2. Cài đặt BunnyCDN – WordPress CDN Plugin
Truy cập vào trang quản lý WordPress của website bạn. Tìm tới Plugin > Cài mới > gõ bunnycdn > Cài đặt
và Kích hoạt
Tiếp theo bấm vào BunnyCDN
Điền Pull Zone Name đã tạo ở Bước 2 > Bấm Enable BunnyCDN
3. Kiểm tra hoạt động
Tùy từng website, mà bạn sẽ chờ BunnyCDN tải dữ liệu về cdnthemevi.b-cdn.net
Để kiểm tra dữ liệu đã được tải về hoàn tất chưa. Hãy mở trang chủ website, bấm tổ hợp phím Ctrl + U (Ctrl và U).
Và xem thử đã có đường dẫn CDN trong mã nguồn chưa! Nếu có, may quá, dữ liệu đã được chuyển qua máy chủ CDN rồi. Nếu chưa có, hãy chờ đợi.
4. Đổi tên miền CDN
Mặc định tên miền CDN trong mã nguồn sẽ có dạng XXX.b-cdn.net, như ở đây là cdnthemevi.b-cdn.net
Nhưng nếu chúng ta cần đổi nó theo tên miền, ví dụ: cdn.de-mo.xyz thì sao?
Hãy truy cập vào Pull Zones > Bấm vào Pull Zones Name bạn vừa tạo
Điền tên miền CDN muốn tạo, rồi bấm ADD như hình dưới.
5. Trỏ tên miền
Tiếp theo bạn cần tạo một bản ghi Record CNAME, để trỏ tên miền CDN vừa tạo, về tên miền CDN mặc định của BunnyCDN, như ở hình ví dụ là cdnthemevi.b-cdn.net
Ở đây mình sử dụng Namesilo, nên sẽ tạo một Record CNAME với thông số là:
- Hostname: cdn
- Target Hostname: cdnthemevi.b-cdn.net
- TTL: Namesilo ghi là gì, thì để nguyên như thế, bất kể nó là 7207 hoặc số khác
6. Bật SSL cho tên miền CDN
Tiếp theo bạn cần bật SSL cho tên miền CDN vừa tạo, nếu không sẽ gặp lỗi địa chỉ trên trình duyệt hiện màu xám hoặc đỏ.
Bấm vào Enable tại mục SSL của tên miền CDN bạn vừa tạo. Rồi chờ thôi.
Lưu ý là bạn phải chờ tên miền ở trên trỏ và về xong xuôi, thì mới Enable SSL nhé
Bấm vào Get a free certificate
Bấm tiếp Continue
Bấm OK
Xong
Vậy là xong rồi đó!
Ảnh đại diện: BunnyCDN.com
Hãy tham gia nhóm WordPress cho Newbie, để được trợ giúp khi gặp vấn đề nhé!