Có 3 cách thường dùng để chuyển website WordPress từ Localhost lên Hosting, đó là:
- Thủ công
- Plugin Duplicator
- Plugin WP All in One Migration
Bài viết sau sẽ hướng dẫn từng cách cụ thể nhất, giúp bạn tự tay chuyển website một cách dễ dàng.
Sử dụng plugin WP All in One Migration
Đây có lẽ là cách đơn giản, ít kĩ thuật và ai cũng thực hiện được. Các bước cụ thể là:
- Cài đặt plugin WP All in One Migration trên website Localhost
- Chạy plugin và tạo một bản backup, rồi lưu về máy tính
- Cài đặt một website WordPress mới trên Hosting
- Cài đặt plugin WP All in One Migration trên website vừa cài
- Import tệp backup vừa tải ở trên
Nhược điểm là cách này sẽ lưu dữ liệu của website mới như các plugin, theme mặc định, bạn bắt buộc phải xóa thủ công.
Bước 1. Cài đặt và kích hoạt plugin WP All in One Migration trên Localhost
Bước 2. Xuất tệp backup
>> All in One WP Migration > Backup > Export To > File
Bước 3. Chờ đợi
Bước 4. Tải về máy
Bạn sẽ nhận được một tập tin có đuôi là .wpress
Bước 5. Cài đặt một website WordPress mới trên Hosting
>> Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting, chi tiết từng bước
Bước 6. Cài đặt và kích hoạt plugin All in One WP Migration
Bước 7. Nhập tệp backup đã tải về máy
Truy cập vào All in One WP Migration > Import > Import Form > File và chọn tệp backup đã tải trước đó
Bước 8. Chờ đợi
Bấm vào Proceed
và chờ đợi, nhớ không được tắt trình duyệt, nếu không website sẽ bị lỗi
sẽ có thông báo hoàn thành
Bước 9. Thiết lập đường dẫn tĩnh
Truy cập vào Thiết lập > Đường dẫn tĩnh > Lưu thay đổi. Không cần làm gì hết, chỉ cần bấm lưu thay đổi.
Sử dụng plugin Duplicator
Đây là cách mình thường sử dụng, khó hơn cách phía trên một chút. Các bước cụ thể là:
- Cài đặt plugin Duplicator ở website Localhost
- Chạy plugin và tải tệp backup về máy
- Tải 2 tệp backup lên hosting
- Tạo Database User và Database Name, gán quyền
- Chạy đường dẫn: themevi.com/installer.php với themevi.com là tên miền website
- Cài đặt theo hướng dẫn
- Xóa tệp backup và cache
Nhược điểm là plugin chỉ hỗ trợ chuyển web dưới 150 MB (sau khi nén). Số này tương đương cỡ 300-400 MB (nếu chưa nén).
Bước 1. Cài đặt và kích hoạt plugin Duplicator
Bước 2. Tạo backup
Truy cập vào Duplicator
Bấm tiếp vào Create New
Bấm vào Next. Bạn có thể đặt tên trước, hoặc để mặc định.
Đợi tí
Đánh dấu vào Yes. Continue with the build process rồi bấm Build
Đợi tí, tùy vào kích thước website, mà sẽ đợi lâu hay nhanh
Bấm vào 2 mục để tải tệp backup về máy tính
Bước 3. Tải 2 tệp lên Hosting
Lưu ý, tệp vừa tải về KHÔNG được giải nén.
Truy cập vào Hosting > File Manager > Chọn đúng thư mục và bấm Upload
- Nếu hosting chỉ cài được một tên miền thì đó là thư mục public_html
- Nếu hosting cài nhiều tên miền, thì tìm thư mục tương ứng tên miền
Ví dụ ở đây là mình chuyển website từ localhost lên hosting với tên miền: local.themevi.com
Chọn hai tệp ở Bước 2 (Select File)
Chờ hai nút hiện màu xanh lá cây là tải lên hoàn thành
Bạn sẽ thấy 2 tệp
Bước 4. Tạo Database
Vào lại cPanel > MySQL Database Wizard
Đặt tên gì cũng được, nhưng nên đặt không dấu, viết liền nhau, và lưu lại đâu đó (bước sau phải dùng). Bấm Next Step.
Gõ một tên bất kỳ, không dấu, viết liền nhau. Mình thường để trùng với Tên Database ở phía trên. Gõ mật khẩu rồi bấm Create User
Đánh dấu vào ALL PRIVILEGES và bấm Next Step
Kết quả
Bước 5. Cài đặt website
Chạy đường dẫn: local.themevi.com/installer.php
- với: local.themevi.com là tên miền website của bạn
sẽ hiện ra một bảng như này. Đánh dấu vào ô I have read and accept …. rồi bấm Next
Điền thông số đầy đủ đã tạo ở bước trước đó. Lưu ý phần Action và Host để mặc định. Bấm Test Database để plugin kiểm tra thông tin khớp chưa.
Nếu khớp rồi bấm tiếp Next
Bấm tiếp Next
- Options: Cho phép bạn tạo tài khoản admin mới
Bấm tiếp vào Site Login
Đăng nhập
Thi thoảng bạn sẽ gặp lỗi này, chỉ cần đăng nhập lại 2-5 lần là được 😀 Nếu không được thì bật tab hoặc trình duyệt khác.
Bấm vào Remove Installation Files Now!
Bấm vào Clear Build Cache
Vậy là xong.
Thủ công
Tương đối phức tạp, liên quan nhiều kĩ thuật, nhưng học được nhiều thứ. Mình thường xài cách này hoặc sử dụng Duplicator. Tóm tắt các bước:
- Nén toàn bộ dữ liệu web thành một tệp .ZIP
- Xuất ra Database
- Tải tệp .ZIP lên Hosting và giải nén
- Tạo một Database mới (y như cách sử dụng plugin Duplicator)
- Nhập Database đã xuất vào Database mới này
- Đổi thông tin SiteURL, Home, Database Name, User và Password trong wp-config
- Truy cập vào wp-admin (web trên hosting) và lưu đường dẫn tĩnh
- Cài đặt plugin Better Search Replace để chuyển liên kết localhost thành tên miền trên hosting
Bước 1. Nén dữ liệu thành tệp .ZIP
Truy cập vào thư mục của website trên Localhost. Thường nó sẽ ở đường dẫn trong ổ C: xampp/htdocs/ten-website.
Chọn toàn bộ tệp và thư mục (nhấn Ctrl A, với máy xài Windows), chuột phải và chọn Add to archive
Tại ô Archive Name, để mặc định. tại Archive Format để là ZIP và bấm OK
Bước 2. Xuất Database
Truy cập vào phpMyAdmin trên Localhost. Địa chỉ thường là: Localhost/phpmyadmin hoặc 127.0.0.1/phpmyadmin
Chọn tên Database của website ở bên trái.
Bấm vào Export và chọn Go
Như vậy là bạn đã có Database và dữ liệu rồi, bước tiếp theo là đưa chúng lên hosting.
Bước 3. Tải tệp ZIP lên hosting
Truy cập vào Hosting
Tiếp tục vào File Manager
Chọn đúng thư mục website ở bên trái.
Nếu hosting chỉ có 1 tên miền thì nó sẽ là public_html
Nếu hosting cài nhiều tên miền hoặc nhiều web thì tên thư mục là tên của tên miền luôn
Chẳng hạn ở đây mình cài cho tên miền: local.themevi.com. Tiếp tục bấm vào Upload
Chọn tệp (Select File). Lưu ý chỉ tải lên tệp ZIP nhé.
Chờ hiện màu xanh là đã tải xong
Chọn tệp ZIP và bấm Extract (hoặc chuột phải vào tệp ZIP rồi chọn Extract)
Bấm Extract Files
Thế này là giải nén xong. Bấm Close
Tiếp theo là xóa tệp ZIP đi cho đỡ tốn dung lượng hosting.
Bước 4. Tạo Database
Vào lại cPanel > MySQL Database Wizard
Đặt tên gì cũng được, nhưng nên đặt không dấu, viết liền nhau, và lưu lại đâu đó (bước sau phải dùng). Bấm Next Step.
Gõ một tên bất kỳ, không dấu, viết liền nhau. Mình thường để trùng với Tên Database ở phía trên. Gõ mật khẩu rồi bấm Create User
Đánh dấu vào ALL PRIVILEGES và bấm Next Step
Kết quả
Bước 5. Import Database
Truy cập vào phpMyAdmin trên Hosting
Chọn đúng Database vừa tạo
Bấm vào Import rồi Choose File, và chọn tệp Database đã xuất ra từ phpMyAdmin của Localhost rồi bấm Go ở phía dưới.
Thông báo Import hoàn thành
Bước 6. Đổi thông tin trong File Manager
Mở tệp wp-config.php trong thư mục web ở File Manager, và chèn vào 2 dòng này, bên dưới <?php
define('WP_HOME','http://local.themevi.com'); define('WP_SITEURL','http://local.themevi.com');
với local.themevi.com là tên miền website của bạn.
Bước này nhằm đổi đường dẫn đăng nhập vào website từ localhost thành tên miền của bạn. Nếu không thực hiện, bạn sẽ không truy cập được vào wp-admin.
Tiếp theo bạn cần đổi lại Database Name (DB_Name), Database User (DB_USER) và Database Password (DB_PASWORD) đã tạo ở các bước trên.
Nếu không thực hiện bước này, bạn sẽ gặp “Lỗi kết nối tới cơ sở dữ liệu)
Bước 7. Thiết lập đường dẫn tĩnh
Truy cập vào wp-admin theo đường dẫn: local.themevi.com/wp-admin với local.themevi.com là tên miền website của bạn.
Thi thoảng bạn sẽ gặp lỗi này, chỉ cần đăng nhập lại 2-5 lần là được 😀 Nếu không được thì bật tab hoặc trình duyệt khác.
Truy cập vào Thiết lập > Đường dẫn tĩnh > Lưu thay đổi. Không cần làm gì hết, chỉ cần bấm lưu thay đổi.
Bước 8. Sửa liên kết toàn bộ dữ liệu trên web
Bước này nhằm đổi toàn bộ liên kết bài viết, ảnh, css, js…trên website từ localhost thành tên miền mới.
Nếu không thực hiện, bạn sẽ gặp lỗi 404 ở rất nhiều bài viết và ảnh
Cài đặt và kích hoạt plugin Better Search and Replace
Truy cập vào Công cụ > Better Search Replace
Điền thông tin
- Search For: Điền địa chỉ website Localhost. Vì mình cài website ở thư mục bds2 trong Localhost nên địa chỉ sẽ là localhost/bds2
- Replace With: Điền tên miền website
- Select Tables: Chọn toàn bộ (bấm tổ hợp phím Ctrl A)
- Run as dry run: Bỏ đánh dấu
và bấm Run Search/Replace
Xong rồi đó 😀
Ảnh đại diện: Hostingkingdom.com
Làm gì v cho khổ bác, BackWPUp sẽ lo hết mà 😀
Tùy mỗi người thôi, em thích xài thủ công hoặc Duplicator, học được nhiều cái