Những vấn đề mà bạn có thể gặp trong quá trình sử dùng tên miền Namecheap. Mình tổng hợp nhanh, bạn có thể đăng câu hỏi trong nhóm WordPress cho Newbie để được trợ giúp nhé!
Tại sao chọn tên miền Namecheap?
Uy tín
Namecheap và Godaddy đều là những tên tuổi lớn và lâu đời trong ngành tên miền. Ở VN thì có Blog Thạch Phạm là sử dụng tên miền Namecheap.
Themevi.com cũng được đặt tại đây.
Hoàn tiền 03 ngày
Namecheap sẽ trả lại tiền nếu bạn mua nhầm tên miền, hoặc không thích, hoặc bất kể lý do là gì, miễn bạn yêu cầu hoàn tiền trong vòng 03 ngày kể từ thời điểm mua/gia hạn tên miền.
Quản lý đơn giản
Bảng quản lý tên miền Namecheap cũng tương đối đơn giản, việc trỏ tên miền, nameserver…thực hiện khá nhanh.
Tự động
Tất cả mọi thao tác từ thanh toán, gia hạn, chuyển nhượng tên miền…đều có thể làm tự động mà không cần xác nhận bởi nhân viên Namecheap.
Hướng dẫn mua tên miền Namecheap
Hướng dẫn này rất dài, nên mình đã viết riêng một bài. Đọc hướng dẫn mua ở đây nhé!
Đăng nhập – Đăng xuất Namecheap như nào?
Để đăng nhập > Di chuột vào SIGN IN > Điền thông tin Username và Password
Để đăng xuất (thoát tài khoản) > Di chuột vào mũi tên trắng bên phải tài khoản > Bấm Sign out
Trỏ tên miền Namecheap về Hosting/VPS/Server
Việc trỏ tên miền Namecheap về Hosting bạn có thể làm theo 2 cách là IP hoặc Nameserver. Cả hai đều được sử dụng nhiều, nên mình sẽ hướng dẫn trỏ theo IP.
Đầu tiên bạn cần tìm địa chỉ IP của Hosting/Server là gì.
Truy cập vào Namecheap.com > Di chuột vào Sign in (góc trái phía trên) > Gõ tên tài khoản, mật khẩu > Bấm Sign in hoặc nhấn Enter (trên bàn phím)
Bấm vào Domain List
Bấm vào Manage ở bên phải tên miền muốn trỏ về Hawkhost
Tiếp theo bấm vào Advanced DNS
Bấm vào ADD NEW RECORD để bắt đầu trỏ tên miền
Chọn A + Dynamic DNS Record với thông số như sau:
- Type: A + Dynamic DNS Record
- Host: điền @
- Value: Địa chỉ IP Hosting/VPS/Server đã lấy ở trên
- TTL: Namecheap để là gì cứ để thế, không sửa gì hết
rồi bấm vào chữ v xanh để lưu lại.
Tiếp theo tạo thêm Record CNAME với thông số
- Type: CNAME Record
- Host: điền www
- Value: điền địa chỉ tên miền, không có www, ví dụ: themevi.com
- TTL: Namecheap để là gì cứ để thế, không sửa gì hết
rồi bấm vào chữ v xanh để lưu lại.
Tiếp theo bạn cần xóa 2 Record mặc định của Namecheap. Bấm vào biểu tượng thùng rác > Yes để xóa.
và kết quả, ta còn 2 Record vừa tạo
Và đợi khoảng 30 phút để các Record này được Namecheap cập nhật.
Bạn tạo 2 Record A + Dynamic DNS và CNAME trước như hướng dẫn phía trên, thì mới xóa được 2 cái mặc định. Nếu bạn làm ngược lại bạn sẽ gặp vấn đề đấy
Đổi mật khẩu tài khoản Namecheap
Nhìn qua bên trái tại Profile > Security
Nhìn qua bên phải bấm EDIT
Điền mật khẩu
- New Password: gõ mật khẩu mới
- Confirm New Password: gõ lại mật khẩu mới
- Namecheap Password: gõ mật khẩu cũ
Tắt gia hạn tên miền
Bấm vào Domain List
Bấm vào Manage
Tại mục Auto-Renew > Bấm bên trái để chuyển thành xám (mặc định nó sẽ là màu xám, như ảnh ngay trên đầu này)
Tìm PIN Support
PIN được sử dụng khi bạn liên hệ nhân viên hỗ trợ Namecheap.
Tại Profile > Bấm Security (giống như phía trên). Nhìn mục Support PIN, bạn sẽ thấy 1234, đó là số PIN Support (đây là số PIN của tài khoản mình).
Tìm hỗ trợ Namecheap ở đâu?
Di chuột vào mũi tên trắng nhỏ bên phải SUPPORT (Góc trái phía trên web) > Bấm Live Chat
Kéo xuống phía dưới và bấm Live Chat Support.
Một số lưu ý:
- Nhớ PIN Support (trong hình) để trả lời khi nhân viên hỗ trợ hỏi.
- Giới thiệu tên và email tài khoản Namecheap, để việc trả lời nhanh hơn
Đổi Nameserver Namecheap
Sau khi đăng nhập vào Namecheap > Bấm vào Domain > Tại Nameservers, bấm vào Namecheap Basic DNS > Bấm tiếp Custom DNS
Sau đó điền cặp Nameserver mới > Bấm dấu v màu xanh để lưu lại
Ảnh đại diện: Pavlofox