Tổng hợp các thao tác nhanh, cơ bản mà bạn sẽ cần khi sử dụng ServerPilot để quản lí VPS/Server!
1. Giới thiệu ServerPilot
ServerPilot là gì?
ServerPilot là công cụ quản lí VPS/Server, tương tự như cPanel, DirectAdmin, Plesk, VPSSIM….nhưng đăng kí, cài đặt cực kỳ đơn giản.
ServerPilot có ưu điểm gì?
Cài đặt đơn giản
Chỉ cần điền địa chỉ IP và mật khẩu root của VPS/Server. ServerPilot sẽ tự động cài đặt mọi thứ lên. Mình đánh giá đây là công cụ cài dễ nhất, khi so với VPSSIM, RunCloud, GridPane, VestaCP…và nhiều công cụ khác.
Web tách biệt
Tất cả web cài trên ServerPilot đều tách biệt nhau, nên nếu có web nào đấy bị nhiễm virus, nó cũng không thể lây lan qua web khác.
Free SSL
Tất cả web đều được miễn phí chứng chỉ SSL.
Phiên bản PHP cho từng web
Bạn có thể lựa chọn phiên bản PHP khác nhau cho từng website WordPress. Tại thời điểm viết bài này, ServerPilot đã hỗ trợ PHP 7.3
Yêu cầu cài đặt ServerPilot
- VPS/Server cần cài đặt Ubuntu 16.04 hoặc 18.04 (64-bit)
- Bạn có thể cài ServerPilot cho bất kỳ VPS/Server nào!
2. Đăng kí tài khoản ServerPilot
ServerPilot tặng 14 ngày dùng thử bản Pro, mà không cần Visa/PayPal, bạn chỉ điền form đăng kí là xong! Hoặc bấm liên kết ServerPilot này, bạn sẽ nhận được $10 để sử dụng!
Truy cập vào ServerPilot > Bấm Sign up
Điền tên đăng nhập & mật khẩu bạn muốn tạo. Rồi bấm Create Account, thế là xong
3. Cài đặt ServerPilot
Bạn cần chuẩn bị VPS/Server
- Đã cài đặt Ubuntu 16.04 hoặc 18.04 (64-bit)
- Chưa cài thêm bất kỳ thứ gì lên đó
Bấm vào Logo ServerPilot > Bấm vào Connect Server hoặc Connect your first server now.
Điền địa chỉ IP và mật khẩu Root của VPS/Server.
Đang cài đặt…
Đang cài đặt…
Đang cài đặt…
Cài đặt hoàn tất
4. Nạp tiền vào tài khoản
Nếu chỉ dùng thử ServerPilot, bạn có thể bỏ qua bước này, và đọc bước 5 bên dưới luôn.
Nếu bạn đã đăng kí theo liên kết mình chia sẻ ở đầu bài, thì bạn sẽ nhận được $10 miễn phí, và bạn cũng có thể bỏ qua luôn bước này!
Bấm vào Account > Settings
Bấm vào Add PayPal Credit (nếu bạn muốn nạp tiền qua PayPal) hoặc bấm Update Credit Card (nếu bạn có thẻ Visa/Credit Card).
Ở đây mình đã bấm Add PayPal Credit > Chọn số tiền > Bấm PayPal Checkout > Đăng nhập PayPal > Xác nhận số tiền.
Nạp tiền thành công!
5. Cài đặt WordPress trên ServerPilot
Bấm vào Apps > Bấm Create App hoặc Create your first app
Điền thông tin
- Name: tên gì cũng được, viết liền nhau, viết thường, không dấu
- Domain: địa chỉ tên miền website
- Đánh dấu vào WordPress
- Site Title: tên website, tên gì cũng được, có thể đổi được sau này
- Admin user: tên đăng nhập cho tài khoản quản trị web, nên viết không dấu, liền nhau
- Password: mật khẩu cho tài khoản quản trị đó
- Email: địa chỉ email của bạn
Tiếp tục chọn
- Server: nó chỉ có 1 lựa chọn thôi, tùy tài khoản mà nó hiển thị khác nhau, như ở đây là vultr.guest
- Runtime: chọn phiên bản PHP
- Đánh dấu Create a new system user
- System user: điền tên gì đấy, liền nhau không dấu
- System User Password: đặt mật khẩu gì tùy bạn
rồi bấm Create App
Cài đặt thành công
Chưa xong đâu nhé. Tiếp theo bạn cần trỏ tên miền về ServerPilot nữa. Bạn trỏ tên miền về địa chỉ IP ở mục Address, như hình trên là 104.238.131.8
Sau khi trỏ xong, bạn có thể truy cập vào web WordPress đã cài đặt theo đường dẫn: themevi.com/wp-admin với themevi.com là địa chỉ tên miền của bạn.
6. Cài đặt SSL
Tiếp theo chúng ta sẽ cài đặt chứng chỉ SSL cho WordPress vừa cài. SSL chính là thêm chữ https màu xanh vào trước địa chỉ web đó.
Nó sẽ tăng độ bảo mật, người dùng tin tưởng hơn, và đặc biệt sẽ không có chữ “Not Secure (Không bảo mật)” trên trình duyệt.
Bấm vào SSL > Enable AutoSSL
Bấm vào Redirect HTTP to HTTPS (để chuyển hướng tất cả liên kết HTTP qua HTTPS)
Xong rồi đó.
7. Truy cập File Manager
ServerPilot không có trình quản lí File như cPanel, mà bạn cần sử dụng phần mềm để truy cập. Bạn có thể sử dụng Cyberduck (miễn phí), được khuyên dùng bởi chính ServerPilot.
Hoặc File Zilla, hoặc bất kỳ phần mềm nào bạn quen thuộc.
8. Truy cập Database (phpMyAdmin)
ServerPilot không có trình quản lí Database như cPanel, nhưng bạn có thể sử dụng phần mềm Adminer (miễn phí), được khuyên dùng bởi chính ServerPilot.
Serverilot đã viết một bài hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt và sử dụng Adminer ở đây.
9. Tìm trợ giúp
Nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình sử dụng ServerPilot, bạn có thể tìm hỗ trợ bằng cách bấm vào Support
Có rất nhiều bài hướng dẫn ở See All Documentation hoặc câu hỏi thường gặp ở Frequently Asked Questions.
Nếu bạn vẫn không tìm thấy cách giải quyết, hãy bấm vào Open a Support Ticket để nhận được hỗ trợ từ nhân viên của ServerPilot.
Nhớ điền Server name, App name, tên miền và mô tả kĩ càng vấn đề để nhận được câu trả lời nhanh và chi tiết hơn nhé.
Và cuối cùng, bạn có thể tìm sự trợ giúp trong nhóm WordPress cho Newbie được lập ra bởi blog.
Ảnh đại diện: Pixabay