Những thao tác này bạn có thể sử dụng cho WordPress 4.x hoặc WordPress 5.x nhưng sử dụng trình soạn thảo cũ.
Kể từ phiên bản WordPress 5.0 trở đi, viết bài sử dụng giao diện kéo thả, khác xa hoàn toàn với WordPress 4.x, nên mình viết riêng bài này, để hỗ trợ các bạn!
Đăng bài như thế nào?
Bạn có thể bấm vào một trong hai nút Viết bài mới
Bài viết cần đủ các phần sau: Tên bài viết – Nội dung bài viết – Chuyên mục – Ảnh đại diện

Mặc định web chỉ có 01 chuyên mục là Chưa được phân loại, hoặc Chưa phân loại. Bạn có thể tạo thêm chuyên mục khác (hướng dẫn ở các phần dưới).
Chuyên mục là tập hợp danh sách nhiều bài thuộc cùng một chủ đề, ví dụ: Chuyên mục Tin tức thể thao, Chuyên mục giải trí…
Ảnh đại diện là gì, và cách tạo cũng có ở các phần dưới.
Sau đó bấm Đăng
Tạo – Đổi tên – Sửa – Xóa chuyên mục
Bấm vào Chuyên mục
Điền thông tin để tạo chuyên mục
- Tên: có dấu – Chuỗi cho đường dẫn tĩnh: không dấu, viết liền nhau – Mô tả: vài dòng mô tả về chuyên mục đang tạo >> Sau đó bấm Thêm chuyên mục
Để đổi tên chuyên mục, di chuyển vào tên chuyên mục bên phải > Bấm Sửa nhanh
và đổi lại tên và đường dẫn tĩnh thôi
Để xóa chuyên mục, bạn di chuột vào tên chuyên mục > Bấm Xóa
Sau đó bấm Xác nhận là được!
Để sửa chuyên mục cũng tương tự, di chuột vào tên Chuyên mục > Bấm vào Chỉnh sửa hoặc Sửa nhanh
Để xem danh sách tất cả bài viết trong chuyên mục > Cũng di chuột vào tên Chuyên mục > Bấm Xem
Thêm ảnh đại diện bài viết
Ảnh đại diện là ảnh hiển thị ở ngoài danh sách bài viết, ví dụ như dưới.
Để thêm ảnh đại diện, khi viết bìa > Nhìn qua bên phải, bên dưới, và bấm vào Đặt ảnh đại diện
WordPress cho phép bạn sử dụng ảnh có sẵn trên web, bằng cách bấm vào Thư viện > Chọn ảnh > Bấm Đặt ảnh đại diện (bên phải, phía dưới).
Hoặc bạn cũng có thể tải ảnh từ máy tính lên web
Sau đó bấm Đặt ảnh đại diện
Chèn ảnh vào bài viết
Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn ảnh > Bấm Thêm Media
Bạn có thể chèn ảnh đã có sẵn trên web, bằng cách bấm vào Thư viện > Chọn ảnh
rồi bấm Chèn vào bài viết
Bạn có thể điền vào Văn bản thay thế. Đây chính là thẻ ALT của ảnh (thẻ có giá trị cho SEO).
Hoặc bạn cũng có thể tải ảnh từ máy tính. Sau đó bấm Chèn vào bài viết như ở trên.
Tăng kích thước ảnh trong bài viết
Mặc định, khi đăng ảnh vào bài viết, nó sẽ sử dụng kích thước nhỏ nhất. Bạn có thể thay đổi kích thước này lên tối đa bằng một trong hai cách.
- Chèn ảnh vào bài viết rồi mới sửa: Nếu cần sửa thủ công từng bài viết
- Sửa kích thước trong khi tải ảnh lên web: Nên sử dụng cách này, nếu bạn muốn nó thiết lập tự động cho tất cả ảnh đăng sau này.
Cách 1. Chèn ảnh vào bài viết rồi sửa
Bấm chuột trái 01 lần vào ảnh > Bấm hình cái bút
Bạn có thể căn lề ảnh, và sửa kích cỡ. Sau đó bấm nút Cập nhật màu xanh ở góc phải, bên phải (bạn nhìn qua phải là thấy).
Cách 2. Sửa kích thước khi tải ảnh lên
Khi tải ảnh lên, bạn nhìn qua phải, và sửa như trong hình rồi bấm Chèn vào bài viết
Nếu tải lên nhiều ảnh cùng lúc, bạn cần sửa tất cả
Nếu chỉ tải lên 1 ảnh, thì lần sau, các ảnh cũng bị thiết lập tự động!!! (Và chỉ áp dụng cho tài khoản đang đăng nhập thôi). Tài khoản khác thì cũng phải làm lại tương tự.
Tạo thẻ H2, H3, H4
Để tạo thẻ H2, H3, hoặc H4 cho tiêu đề nào đó, bạn chỉ cần bôi đen tiêu đề (bôi đen y hệt như trong Word). > Sau đó bấm vào Đoạn
Bấm tiếp vào Tiêu đề phù hợp, với: Tiêu đề 1 (H1), Tiêu đề 2 (H2), Tiêu đề 3 (H3), Tiêu đề 4 (H4), Tiêu đề 5 (H5), Tiêu đề 6 (H6).
Chèn liên kết vào bài viết
Bôi đen vào cụm từ, từ cần chèn liên kết rồi bấm biểu tượng dây xích
Sau đón gõ hoặc dán liên kết vào thôi. Rồi bấm biểu tượng màu xanh biển.
Nếu bạn cần thiết lập mở liên kết trong cửa sổ mới, thì bấm vào bánh răng > Cập nhật
Bôi đậm, in nghiêng, gạch chân văn bản
Bôi đen từ, cụm từ cần in đậm hoặc in nghiêng. Và bấm vào chữ B (in đậm) hoặc I (in nghiêng)
Đổi màu chữ
Đầu tiên bạn cần bấm vào biểu tượng như hình để bật thêm tính năng cho thanh công cụ
Sau đó bôi đen từ, cụm từ cần đổi màu > Bấm vào mũi tên đen nhỏ bên phải chữ A gạch dưới > Chọn màu, nếu không có màu vừa ý thì bấm Tùy chỉnh để có nhiều màu hơn.
Lưu bài viết nhưng không đăng
Nếu bạn cần viết nhiều, hoặc có việc gấp, và chưa muốn đăng bài viết, bạn có thể lưu bài viết! Bài viết đã lưu chỉ bạn nhìn thấy, người đọc không thấy.
Khi viết hoặc sửa bài, nhìn qua phải rồi bấm Lưu nháp! Vậy là xong
Và sau này cần bổ sung gì, thì cứ tiếp tục bấm Lưu nháp tiếp! Bài nào là bài nháp thì sẽ có chữ Bản nháp
Lỡ tắt bài viết và chưa lưu nháp/đăng – Xử lí như thế nào?
Bạn đừng lo! WordPress tự động lưu bài viết trong khi bạn viết. Thường thì cứ sau vài phút nó lưu một lần. Bạn có thể xem ở bên dưới.
Nếu bạn lỡ tắt rồi thì cứ mở lại bài vừa tắt. Bạn sẽ không mất hết nội dung đâu, chỉ mất một phần nó chưa kịp lưu tự động thôi.
Chèn danh sách chấm chấm/danh sách số
Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn danh sách > Bấm vào một trong 02 biểu tượng như hình
Sau đó bắt đầu gõ thôi.
Thụt lề đoạn văn qua phải
Bạn có thể cần thụt lề đoạn văn qua phải để nhấn mạnh điều gì đó. Chỉ cần bôi đen đoạn văn sau đó bấm vào biểu tượng thụt lề qua phải hoặc qua trái như hình.
Xóa bài viết
Để xóa 01 bài viết, chỉ cần di chuột vào bài > Xóa tạm
Để xóa nhiều bài viết, đánh dấu vào bài cần xóa > Bỏ vào thùng rác > Áp dụng
Thêm thẻ Meta Title, Description và Keyword cho bài viết
Đầu tiên bạn cần cài đặt plugin Yoast SEO sau đó kéo xuống dưới bài viết > Bấm Sửa Snippet
Và điền vào Tiêu đề SEO (Meta Title) – Thẻ Mô tả (Meta Description) và Thêm từ khóa liên quan (có vẻ Yoast SEO đã bỏ mục từ khóa).
Bạn điền thế nào cũng được, miễn là nó xanh (nếu bạn không biết gì về SEO).
Căn đều hai lề bài viết
Bôi đen đoạn văn cần căn lề, hoặc bôi đen cả bài (Bấm Ctrl A để bôi đen toàn bộ), rồi bấm tổ hợp phím Shift ALT J.
Danh sách phím tắt
WordPress có rất nhiều công cụ khác, mà không hiển thị được hết ở thanh công cụ, vì thế bạn có thể sử dụng phím tắt để bật chúng.
Để xem danh sách phím tắt, bấm vào biểu tượng Dấu chấm hỏi
Bạn sẽ thấy tất cả phím tắt và chức năng
Chèn video Youtube vào bài viết
Đã có hướng dẫn chèn Youtube vào bài viết chi tiết ở đây, cho cả WordPress 4.x và 5.x
Sửa tóm tắt bài viết
Tóm tắt là phần hiển thị ở bên phải ảnh ở trang danh sách bài viết
WordPress sẽ tự động lấy các câu đầu tiên trong bài làm tóm tắt, và đôi khi nó khá nham nhở…như hình phía trên. Để sửa tóm tắt, bạn chỉ cần nhìn lên góc phải phía trên > Bấm Tùy chọn hiển thị > Đánh dấu vào Tóm tắt
Kéo xuống dưới cùng của bài viết, bạn sẽ thấy xuất hiện mục Tóm tắt. Sửa ở đây thôi.
Đặt lịch đăng bài viết
Nếu viết bài mà không muốn đăng ngay, hoặc lên lịch nhiều bài viết cho các ngày trong tuần, tháng…bạn có thể sử dụng tính năng đặt lịch bài viết.
Bấm vào Chỉnh sửa
Điền thời gian đăng bài, với:
- 24: Ngày – 08-Th8: Tháng – 2020: Năm – 20: Giờ – 06: Phút
rồi bấm OK và Đăng thôi
Đặt mật khẩu bài viết
Tại Hiển thị: Công khai > Bấm Chỉnh sửa
Bấm Được bảo vệ bằng mật khẩu > Điền mật khẩu > Bấm Ok
Đổi ngày đăng bài viết
Việc đổi ngày đăng bài viết sẽ làm thay đổi thứ tự bài viết ở trang danh sách bài viết. Đây là một điều rất hay! Bạn làm tương tự như lên lịch bài viết ở trên.
Chú ý:
- Nếu đổi ngày ở tương lai > Bài sẽ bị trở thành bài nháp và lên lịch đăng vào tương lai.
- Nếu đổi ngày ở quá khứ, trước khi lập blog > Chả sao cả
Tắt bớt các mục trong bài viết
Nếu bạn thấy bài viết nhiều mục dư thừa, chướng mắt quá thì có thể ẩn bớt đi bằng cách bấm Tùy chọn hiển thị (góc phải phía trên)
và bỏ đánh dấu các mục mà bạn không muốn hiển thị.
Tắt bình luận bài viết
Để tắt bình luận cho 01 bài viết, bấm vào Tùy chọn hiển thị > Đánh dấu vào Thảo luận
Kéo xuống dưới cùng bài viết, và bỏ đánh dấu ở Cho phép bình luận
Để tắt bình luận nhiều bài viết, chọn bài viết > Chỉnh sửa > Áp dụng
Tại Bình luận > Chọn Không cho phép > Cập nhật
Ảnh đại diện: Alexas_Fotos/Pixabay