Hướng dẫn viết bài trong WordPress 5.x (Phần 1)

Hướng dẫn viết bài trong WordPress 5.x (Gutenberg). WordPress 5.x sử dụng giao diện kiểu mới, kiểu kéo thả, rất thuận tiện để định dạng phức tạp cho bài viết, nhưng cũng gây khó khăn cho người mới.

1. Hướng dẫn viết bài

Bạn có thể bấm vào một trong hai nút Viết bài mới

Bài viết cần đủ các phần sau: Tên bài viết – Nội dung bài viết – Chuyên mục – Ảnh đại diện

nhìn qua bên phải, bạn sẽ thấy Chuyên mục, Ảnh đại diện. Sau khi viết xong thì bấm Công bố

Việc viết bài cũng bình thường như viết trong Word thôi. Bạn cứ điền tiêu đề, nội dung, còn Chuyên mục, Ảnh đại diện sẽ có hướng dẫn chi tiết hơn bên dưới.

2. Thêm ảnh đại diện

Ảnh đại diện là ảnh hiển thị ở ngoài danh sách bài viết, ví dụ như dưới.

Nhìn qua phải, bấm vào mũi tên tại Ảnh đại diện > Đặt ảnh đại diện

WordPress cho phép bạn sử dụng ảnh có sẵn trên web, bằng cách bấm vào Thư viện > Chọn ảnh > Bấm Chọn (hoặc Đặt ảnh đại diện) (bên phải, phía dưới).

Hoặc bạn cũng có thể tải ảnh từ máy tính lên web

Sau đó bấm Chọn

 

3. Tạo Chuyên mục – Thẻ

Khi đăng bài, bạn sẽ thấy mục Chuyên mục, Thẻ xuất hiện ở đây

Chuyên mục là tập hợp danh sách nhiều bài thuộc cùng một chủ đề, ví dụ: Tin tức, Thể thao, Văn hóa, Giải trí, Giáo dục

Thẻ, giống với chuyên mục, nhưng phù hợp để nhóm ít bài viết hơn, từ vài bài – vài chục bài.

Mặc định, WordPress đã có sẵn 01 chuyên mục gọi là Chưa được phân loại (hoặc Chưa phân loại, Uncategorize…). Bạn có thể tạo thêm chuyên mục khác theo ý thích.

Bấm vào Chuyên mục

Điền thông tin để tạo chuyên mục

  • Tên: có dấu – Chuỗi cho đường dẫn tĩnh: không dấu, viết liền nhau – Mô tả: vài dòng mô tả về chuyên mục đang tạo >> Sau đó bấm Thêm chuyên mục

 

Để đổi tên chuyên mục, di chuyển vào tên chuyên mục bên phải > Bấm Sửa nhanh

cach-xoa-chuyen-muc-wordpress-1-min

và đổi lại tên và đường dẫn tĩnh thôi

doi-ten-chuyen-muc-wordpress-1

Để xóa chuyên mục, bạn di chuột vào tên chuyên mục > Bấm Xóa

cach-xoa-chuyen-muc-wordpress-1-min

Sau đó bấm Xác nhận là được!

Để sửa chuyên mục cũng tương tự, di chuột vào tên Chuyên mục > Bấm vào Chỉnh sửa hoặc Sửa nhanh

Để xem danh sách tất cả bài viết trong chuyên mục > Cũng di chuột vào tên Chuyên mục > Bấm Xem

Với Thẻ, bạn vào Bài viết > Thẻ > Làm tương tự với Chuyên mục

Lưu ý khi chọn Thẻ, khác với Chuyên mục (là bạn có thể đánh dấu trong một danh sách có sẵn). Với thẻ, bạn cần gõ tên thẻ ra, WordPress sẽ tự động tìm và hiển thị thẻ khớp với đó.

Bạn gõ dấu phẩy sau mỗi thẻ, nếu bài viết có nhiều thẻ!

4. Chèn ảnh vào bài viết

Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn ảnh > Bấm vào dấu cộng

Chọn Ảnh, hoặc gõ vào Ảnh (hoặc Image) tại ô Tìm block

Bạn có thể chọn ảnh từ Thư viện (ảnh đã có trên website), Chèn từ URL (nếu có liên kết ảnh), Tải lên (tải từ máy tính lên).

4.1. Chèn từ URL.

Bấm chèn từ URL > Dán liên kết hình ảnh > Bấm Enter hoặc biểu tượng như hình.

4.2. Thư viện

Bấm vào Thư viện > Chọn ảnh

Sau đó bấm Chọn

4.3. Tải lên

Chọn tải lên > Một cửa sổ chọn ảnh hiện ra > Chọn hình ảnh trong máy tính > Chờ tải lên >  Chọn

Sau khi đã chèn ảnh vào bài, bạn có thể chỉnh kích thước bằng cách kéo các ô nhỏ nhỏ như hình, hoặc viết chú thích cho hình ảnh.

Hoặc bạn có thể căn lề cho ảnh, bằng cách nhìn lên phía trên

5. Chèn video vào bài viết

Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn Video > Bấm vào dấu cộng > Gõ video > Bấm Video

Bạn có thể chọn video từ Thư viện (video có sẵn trên web), Tải lên (tải video từ máy tính lên). Nhưng mình khuyên nên Chèn từ URL để đỡ nặng web.

Sau khi bấm Chèn từ URL > Điền liên kết video > Bấm Enter hoặc biểu tượng hình.

Bạn có thể viết chú thích hoặc căn lề video (Trái, phải, giữa…) bằng các biểu tượng như hình

Bạn cũng có thể điều chỉnh kích thước video trên Điện thoại, bằng cách nhìn qua bên phải > Bấm Giảm kích thước trên màn hình nhỏ.

6. Bôi đậm – In nghiêng văn bản

Bôi đen văn bản > Bấm vào B (nếu muốn in đậm) hoặc bấm vào I (nếu muốn in nghiêng)

7. Chia cột bài viết

Mình đã có một bài viết chi tiết rồi. Xem ở đây

8. Ảnh bên trái – Chữ bên phải

Bạn có thể chia bài viết thành 2 cột theo hướng dẫn trên, rồi chèn Văn bản bên cột phải, Ảnh bên trái.

Hoặc bạn cũng có thể làm như sau. Bấm chuột trái 01 lần vào ảnh > Chọn như hình

9. Sửa tóm tắt bài viết

Tóm tắt là phần hiển thị bên dưới tiêu đề, ở trang danh sách bài viết (tùy giao diện, mà nó có hoặc không)

Mặc định thì WordPress sẽ tự động lấy vài câu đầu trong bài, và đôi lúc nhìn nó khá xấu.

Bạn có thể sửa chúng bằng cách sửa từng bài > Bấm vào Tài liệu > Tóm tắt > Điền tóm tắt mới.

10. Chèn thẻ H1, H2, H3, H4

Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn > Bấm dấu cộng > Gõ tiêu đề > Bấm vào Tiêu đề

Gõ tên tiêu đề > Nhìn lên trên và chọn thẻ H2, H3, H4

Nếu bạn muốn nó là H5, H6 thì nhìn qua phải > Bấm vào Block > chọn thẻ tương ứng.

Bạn cũng có thể căn lề ở đây!

11. Đổi màu chữ văn bản

Bôi đen chữ cần đổi màu > Nhìn qua phải > Bấm vào Block > Cài đặt màu > Chọn màu tại Màu chữ.

Nếu không thấy màu sắc bạn muốn, bấm vào Tùy chỉnh. Kéo ô tròn tròn để chọn màu. Kéo ô màu trắng để chọn độ trong suốt. Hoặc bạn có thể điền mã màu vào ô Mã màu.

 

12. Đổi kích thước chữ

Đặt con trỏ chuột tại câu văn cần đổi kích thước > Nhìn qua phải > Bấm Block > Thiết lập chữ > Bấm vào Kích thước chữ hoặc chỉ cần gõ một con số vào ô bên phải (tính theo pixel – px).

13. Đổi màu nền chữ

Bôi đen văn bản cần đổi màu, lưu ý là bạn chỉ có thể đổi màu cho cả đoạn văn, không thể đổi màu cho một cụm từ nhất định trong đoạn nhá.

Bôi đen, hoặc đặt con trỏ chuột tại đoạn văn cần đổi màu > Nhìn qua phải > Bấm Block > Cài đặt màu > Màu nền

Nếu không thấy màu sắc bạn muốn, bấm vào Tùy chỉnh. Kéo ô tròn tròn để chọn màu. Kéo ô màu trắng để chọn độ trong suốt. Hoặc bạn có thể điền mã màu vào ô Mã màu.

14. Chèn danh sách đánh số, danh sách dấu chấm

Đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn danh sách > Bấm dấu cộng > Gõ danh sách > Bấm Danh sách

Rồi điền các mục trong danh sách thôi. Để đổi dấu chấm qua danh sách đánh số > Nhìn lên đầu và bấm biểu tượng như hình.

15. Chèn thẻ SEO (Title, Description, Keyword)

Thẻ SEO là phần hiển thị ở kết quả tìm kiếm của Google. Ví dụ trong hình thì:

  • SEO Title: Hướng dẫn sử dụng Google Cloud với Closte – THEMEVI
  • SEO Description: Bài viết này sẽ…. rất khó sử…

2 thẻ này có giá trị cho SEO, và cũng giúp người đọc biết được bài viết có nội dung họ muốn không, khi tìm trên Google, cũng như các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo Search, Cốc Cốc, Bing, EcoAsia

Đầu tiên bạn cần cài đặt plugin Yoast SEO. Sau khi cài xong thì bạn vào sửa bài > Kéo xuống dưới cùng > Điền SEO Keyword vào Cụm từ khóa chính (chỉ được điền 1 từ, ví dụ: hướng dẫn google cloud).

Để điền SEO Title và SEO Description thì bạn bấm vào Sửa Snippet

Sau đó điền gì thì điền, Tiêu đề SEO (SEO Title), Thẻ mô tả (SEO Description), miễn sao nó hiện thanh màu xanh lá cây phía dưới là được.

Rồi sau đó Lưu/Đăng bài viết thôi.

16. Sửa đường dẫn bài viết

Đầu tiên bạn cần đăng bài viết đã. Bấm Công bố > Đăng

Sau đó quay lại bài viết > Bạn sẽ thấy mục Đường dẫn tĩnh > Đó là phần đuôi bài viết, bạn chỉ cần sửa ở đây là được!

17. Xem trước bài viết

Nếu bạn muốn xem trước bài viết, trước khi đăng lên blog/website, bạn có thể bấm vào Xem thử

18. Lưu nháp bài viết

Để lưu lại bài viết, lần sau viết tiếp bạn có thể bấm vào Lưu nháp. Nó sẽ lưu lại bài viết, nhưng không đăng!

19. Đặt mật khẩu bài viết

Bài viết được đặt mật khẩu, thì ai có mật khẩu mới vô được!

Bấm vào Trạng thái và Hiển thị > Bấm Công khai > Bấm Được bảo vệ bằng mật khẩu > Điền mật khẩu

Và bấm Công bố để đăng bài viết.

Ảnh đại diện: Erinehtacess/Pixabay